Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

RĂNG TOÀN BẰNG SỨ: CERCON - SMART - CERAMIC

"Giải pháp lý tưởng cho Phục hình thẩm mỹ"
I. Răng Sứ Cercon là gì?
                       
  Răng sứ Cercon
là loại răng sứ mà sườn và phần bên ngoài đều được làm bằng sứ. Răng sứ Cercon khắc phục hoàn toàn nhược điểm của kim loại thông thường (không đen viền nướu, không đổi màu, không bị ảnh hưởng dưới ánh sáng...) độ tương hợp sinh học mô răng rất tốt. Chính vì vậy mà giá thành tương đối cao, do quy trình sản xuất với công nghệ CAD/CAM, trang thiết bị hiện đại để đạt độ chính xác tuyệt đối.

II. Công nghệ CAD/CAM:
 
    Với hệ thống CAD/CAM, việc thiết kế và sản xuất mão và cầu răng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.

Răng sậm màu và cách cải thiện

Hàm răng bị sậm màu làm bạn mất tự tin trong giao tiếp, nó làm xấu đi nụ cười của bạn. Răng sậm màu có thể chỉ là những vết dính sậm màu dính trên bề mặt răng, hay các chất sậm màu nằm bên trong cấu trúc của răng.
Với sự phát triển của vật liệu nha khoa và sự can thiệp đúng đắn của bác sĩ, màu răng của bạn hoàn toàn có thể được cải thiện. Một hàm răng trắng bóng và đều đặn không còn là mơ ước xa vời nữa.
Một số phương pháp cải thiện màu răng:
Cạo vôi răng , đánh bóng răng:
Đây là phương pháp làm sạch răng. Cạo vôi đánh bóng sẽ làm sạch răng và lấy đi những chất bám trên răng làm răng sậm màu và mất đi độ bóng láng của răng. Phương pháp này không ảnh hương đến cấu trúc của răng nhưng chỉ hiệu quả trong những trường hợp răng sậm màu do vết dính bám trên răng.
 

Răng sậm màu do vết dính bám trên răng. Trước và sau khi cạo vôi, đánh bóng.
Tẩy trắng răng:
Đây là phương pháp dùng thuốc tẩy trắng răng hay kem đánh răng có chất tẩy trắng làm răng sáng hơn. Phương pháp này có thể lấy đi các chất sậm màu nhiễm vào cấu trúc của răng. Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm màu nặng như nhiễm tetracycline, fluor . . . thì không hiệu quả lắm. Đối với những trường hợp này cần phải có những phương pháp khác để khắc phục tình trạng sậm màu răng.
Cách cải thiện răng sậm màu bằng Mão, Veneer sứ:
Những trường hợp bị nhiễm màu quá sậm, hay nhiễm tetracycline nặng thì việc điều trị bằng phục hình mão hay veneer sứ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, lâu dài hơn.
Với phương pháp này, răng của bạn sẽ được lấy đi một lớp mõng, một phục hình sứ hay veneer sứ được gắn vào răng của bạn.
Với phục hồi sứ hay veneer, màu sắc răng hoàn toàn làm theo ý bạn muốn và không đổi màu theo thời gian.
  • Veneer sứ: Đầu tiên, Bác sĩ sẽ mài một ít mặt ngoài răng của bạn, sau đó thực hiện lấu dấu chính xác răng của bạn. Dấu được chuyển qua lab và thực hiện làm veneer sứ. Sau đó, veneer này được dán lên răng của bạn. Sau khi gắn, bạn sẽ có một nụ nười rạng rỡ hơn với hàm răng đều đặn và trắng bóng.
  • Mão sứ toàn phần: Tương tự như làm veneer sứ nhưng răng được mài nhiều hơn và mài ở tất cả các mặt. Khi thực hiện mão sứ toàn phần, ngoài cải thiện về màu sắc, Bác sĩ có thể cải thiện được vị trí các răng và “nắn” cung răng của bạn tròn đều hơn. Những răng mọc lệch lạc cũng có thể đưa vào vị trí bình thường. Đây là cách cải thiện màu sác răng của bạn triệt để và lâu dài.
Răng nhiễm tetracycline được cải thiện bằng cách làm mão sứ Cercon 2 hàm.

Nắn chỉnh răng cố định ?

Chỉnh nha là một chuyên ngành của Răng Hàm Mặt, chuyên chuẩn đoán, điều trị những lệch lạc răng và khuôn mặt như răng khấp khểnh, chen chúc, cắn chìa, cắn sâu, cắn chéo, cắn hở, răng xô lệch, răng thưa, vẩu hoặc móm. Điều trị chỉnh nha đòi hỏi những hiểu biết và kỹ năng chuyên biệt để thiết kế, sử dụng và kiểm soát những khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng và xương hàm vào vị trí đúng và tạo nên khuôn mặt cân đối.
Tại sao cần chỉnh nha ?

     
Tất cả mọi người đều mong muốn có nụ cười đẹp và đều cần có răng miệng khỏe mạnh. Một hàm răng khấp khểnh và chen chúc thường rất khó làm sạch. Điều này không chỉ làm cho bạn dễ bị sâu răng mà còn dễ bị viêm lợi. Các vấn đề khác có thể xảy ra là mòn men răng bất thường, tạo lực quá tải lên xương hàm, làm rối loạn hoạt động của khớp thái dương hàm và điều này có thể dẫn đến đau khớp, đau đầu hoặc đau cổ mạn tính. Ngoài việc giảm khả năng ăn nhai, sai khớp cắn còn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn máu và phát âm. Chỉnh nha sẽ làm đều hàm răng khấp khểnh, giúp xương hàm và các cơ nhai phát triển đúng. Như vậy sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng, viêm lợi đảm bảo các chức năng của miệng như nhai, thở, phát âm, giảm nguy cơ chấn thương răng.

Dưới đây là những loại sai khớp cắn thường gặp :

      1. Hai hàm đúng vị trí nhưng trên mỗi hàm các răng khấp khểnh, chen chúc, xoay trục hoặc thưa.
2. Hàm trên nhô quá về phía trước, hoặc hàm dưới lùi quá về phía sau (vẩu).

3. Khớp cắn ngược : Hàm dưới nhô quá về phía trước hoặc hàm trên lùi quá về phía sau (móm).
4. Khớp cắn hở : Khi cắn, răng hàm chạm nhau nhưng răng cửa vẫn hở.
5. Khớp cắn sâu : Khi cắn lại, răng trên che phủ hoàn toàn răng dưới
Chỉnh nha thường áp dụng là 2 hình thức là cố định và tháo lắp, hoặc kết hợp cả hai loại.

Chỉnh nha tháo lắp

Chỉnh nha bằng loại hàm có thể lắp vào và tháo ra khỏi miệng dễ dàng, tùy ý. Hàm thường được sử dụng để di chuyển, điều chỉnh một răng hay một nhóm răng được chỉ định. Nói chung hàm tháo lắp có nhiều hình thức và tác dụng khác nhau. Hàm tháo lắo có ưu điểm là thực hiện nhanh, chi phí thấp, tiện lợi và thoải mái cho bệnh nhân khi cần tháo ra. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là dễ hư hỏng, dễ mất, bệnh nhân không tự giác mang hàm thường xuyên thì khả năng điều trị của hàm hạn chế. Bệnh nhân sẽ tự mang hàm mỗi ngày và có thể cả khi đi ngủ.
Chỉnh nha cố định bằng hệ thống mắc cài
Mắc cài được gắn vào răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ được tháo ra khi chấm dứt điều trị.

Hệ thống chỉnh nha này gồm có các bộ phận sau: 

- Các mắc cài, khâu (ben, đai) được gắn cố định vào mặt răng bằng vật liệu dán dính chuyên dụng hoặc Ciment. 
- Cung dây thẳng để liên kết các mắc cài với nhau.
- Các loại chun đàn hồi để giữ dây cung vào các mắc cài và khâu đồng thời tạo lực trên dây và răng. 
Các mắc cài, khâu và dây cung thường được làm bằng kim loại. Hiện nay có một số loại mắc cài thẩm mỹ làm bằng Composite, sứ hoặc đá. Các dây chun đàn hồi có nhiều màu khác nhau.
Chỉnh nha bằng hệ thống mắc cài là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay nhờ có nhiều ưu điểm như: chỉnh được chính xác vị trí của từng răng theo ba chiều không gian, lực kéo nhẹ có kiểm soát để không làm tổn thương tổ chức quanh răng, không tỳ đè vào lợi hoặc xương hàm.
Chỉnh nha không ảnh hưởng gì đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Bạn có thể ăn uống bình thường, chơi thể thao, ca hát và ra trước công chúng.

    Khó khăn lớn nhất trong chỉnh nha là thời gian điều trị kéo dài. Chỉnh nha cần có thời gian đủ để các răng di chuyển trong khoảng giới hạn an toàn. Thời gian điều trị phụ thuộc tuổi tác, mức độ phức tạp, phương pháp điều trị. Các lần hẹn sẽ cách nhau vài tuần – vài tháng và thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2, 3 năm. Một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

    Điều trị chỉnh nha cần được thực hiện liên tục cho đến khi hoàn tất.

Khi mang mắc cài, chải răng khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Cần chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ để tránh sâu răng và viêm nướu. Bác sỹ có thể hướng dẫn bạn sử dụng các loại bàn chải đặc biệt để vệ sinh răng. Không nên ăn các thức ăn dai, cứng, có tính dính cao như kẹo cao su, kẹo dẻo, có thể làm sứt mắc cài, kéo dài thời gian điều trị.

Lựa chọn phương pháp nắn chỉnh răng nào tốt nhất?

Răng mọc lệch, răng khểnh, răng vẩu không chỉ khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, sâu răng và viêm lợi. Lựa chọn phương pháp nắn chỉnh răng có thể giúp cải thiện tình trạng trên nhưng thời gian nắn chỉnh răng là bao lâu? Lứa tuổi nào nắn chỉnh răng là tốt nhất? Sử dụng khí cụ nào cho phù hợp?...
Một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng mọc lệch lạc
Thói quen mút tay: Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
Thói quen đẩy lưỡi: Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ nuốt. Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh huởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của bệnh nhân và có tư thế nghỉ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây lệch lạc răng.
Kiểu thở: Một trong những nguyên nhân gây sai vị trí răng nữa là thở bằng miệng, thường gặp ở những người có tư thế đầu hơi ngửa ra sau, hàm dưới thấp cùng với sự tắc nghẽn mũi.
Dinh dưỡng: Ngoài các chất dinh dưỡng chính như protid, glucid, lipid thì canxi cũng là chất khoáng không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì cấu trúc của xương. Thiếu canxi có thể làm cho trẻ có sự cắn tiếp khớp giữa hai hàm không khít do xương hàm phát triển không đầy đủ.
Ngoài protid, phospho, các vitamin D, K, C và một số nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, magie cũng tham gia và tác động ảnh hưởng đến tế bào xương.
Một số phương pháp nắn chỉnh răng
Nắn chỉnh răng cửa phòng ngừa: Bao gồm việc giữ gìn các răng và giúp trẻ bỏ các tật xấu để tránh các lệch lạc răng do các nguyên nhân nêu trên gây nên.
Nắn chỉnh răng cửa can thiệp: Ngoài việc giúp cho các bệnh nhân loại bỏ thói quen xấu gây lệch lạc cho răng, thì nhổ các răng sữa có hướng dẫn để tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn trên cung hàm cũng rất quan trọng. Các răng sữa về sau sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn và ở những thời điểm khác nhau kéo dài từ khoảng 6-12 tuổi. Tuy nhiên, chúng ta không nên để răng sữa bị mất sớm vì không những làm cho trẻ khó ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, tâm lý mặc cảm mà còn gây sai lạc sự tiếp khớp của hai hàm răng vĩnh viễn sau này vì mất răng sữa sẽ mất sự giữ khoảng không gian cho răng vĩnh viễn. Khi răng đến tuổi thay và lung lay hoặc chưa đến tuổi thay nhưng răng vĩnh viễn mọc lệch ngay cạnh thì cần đưa trẻ đi khám để nhổ răng có hướng dẫn.
Nắn chỉnh răng còn giúp cho việc điều trị các bệnh nha chu và phục hồi những răng đã mất. Nắn hàm loại này thường chỉ kéo dài dưới 6 tháng và chỉ sắp xếp lại cho ngay ngắn từng đoạn của cung răng. Răng sau khi được nắn chỉnh sẽ đều, ngay ngắn, chức năng nhai tốt hơn và phòng ngừa được bệnh nha chu.

Các khí cụ trong nắn chỉnh răng
Nắn chỉnh răng dùng khí cụ tháo lắp: Là khí cụ mà bệnh nhân có thể tự tháo ra và mang vào miệng dễ dàng. Thuận lợi của loại khí cụ này là trẻ có thể tháo ra theo ý muốn nên dễ được chấp nhận. Khí cụ thích hợp với những trường hợp ở giai đoạn xương hàm đang phát triển và chi phí thấp.
Bất lợi của loại khí cụ này là kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thái độ hợp tác của bệnh nhân vì chỉ có tác dụng khi mang vào miệng. Khí cụ này không điều chỉnh được những răng phức tạp.
Do những bất lợi này, khí cụ tháo lắp thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị và sau thường được thay thế bằng khí cụ cố định.
Nắn chỉnh răng dùng khí cụ cố định: Khí cụ này được gắn chặt lên răng và có rất nhiều ưu điểm: kết quả điều trị ít phụ thuộc vào bệnh nhân, điều trị cho hiệu quả tốt đối với những trường hợp răng lệch lạc phức tạp. Khí cụ cố định được gắn lên mặt ngoài của răng (mắc cài) nếu bằng kim loại thì sẽ có màu kém thẩm mỹ nhưng hiện nay đã có mắc cài sứ, composit có màu như men răng nên khi mang sẽ đẹp hơn. Sau khi các răng đều ngay ngắn thì khí cụ này sẽ được tháo ra. Tuy nhiên nhược điểm của điều trị bằng khí cụ cố định là chi phí cao.
Hiện nay hai loại khí cụ này được dùng phổ biến để nắn chỉnh răng cửa và mang lại nhiều hiệu quả rất tốt, ngoài ra còn có khí cụ tháo lắp chuyên dụng để giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sự ngay ngắn của răng. Trong mọi trường hợp, khi nắn răng bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ đều đặn để được khám lại và theo dõi thường xuyên.
Thời gian nắn chỉnh răng cửa tùy thuộc vào tình trạng khấp khểnh và lứa tuổi, trung bình kéo dài 12-36 tháng.

Tuổi nào nắn chỉnh răng là tốt nhất?
Lứa tuổi tốt nhất để nắn chỉnh răng là 12-16 tuổi, đây là giai đoạn có thể thực hiện nắn chỉnh răng một cách toàn diện. Tuy nhiên nắn chỉnh răng cửa phòng ngừa cần thực hiện rất sớm ngay khi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (6-7 tuổi) để điều chỉnh cho hàm răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn và đều hơn, giúp cho việc nắn chỉnh toàn diện ở lứa tuổi đã thay hết răng sữa (khoảng 12 tuổi) trở nên dễ dàng. Ở lứa tuổi lớn hơn (trên 16 tuổi) tuy khó hơn nhưng việc nắn chỉnh răng vẫn đạt kết quả tốt và thường thích hợp với loại khí cụ cố định.

Một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng mọc lệch lạc

Lứa tuổi tốt nhất để nắn chỉnh răng là 12-16 tuổi, đây là giai đoạn có thể thực hiện nắn chỉnh răng một cách toàn diện. Tuy nhiên nắn chỉnh răng cửa phòng ngừa cần thực hiện rất sớm ngay khi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (6-7 tuổi) để điều chỉnh cho hàm răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn và đều hơn, giúp cho việc nắn chỉnh toàn diện ở lứa tuổi đã thay hết răng sữa (khoảng 12 tuổi) trở nên dễ dàng.
Răng mọc lệch, răng khểnh, răng vẩu không chỉ khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, sâu răng và viêm lợi. Lựa chọn phương pháp nắn chỉnh răng có thể giúp cải thiện tình trạng trên nhưng thời gian nắn chỉnh răng là bao lâu? Lứa tuổi nào nắn chỉnh răng là tốt nhất? Sử dụng khí cụ nào cho phù hợp?... 
 
Một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng mọc lệch lạc
 
Thói quen mút tay: Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.
 
Thói quen đẩy lưỡi: Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ nuốt. Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh huởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của bệnh nhân và có tư thế nghỉ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây lệch lạc răng.
 
Kiểu thở: Một trong những nguyên nhân gây sai vị trí răng nữa là thở bằng miệng, thường gặp ở những người có tư thế đầu hơi ngửa ra sau, hàm dưới thấp cùng với sự tắc nghẽn mũi.
 
Dinh dưỡng: Ngoài các chất dinh dưỡng chính như protid, glucid, lipid thì canxi cũng là chất khoáng không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì cấu trúc của xương. Thiếu canxi có thể làm cho trẻ có sự cắn tiếp khớp giữa hai hàm không khít do xương hàm phát triển không đầy đủ.
Ngoài protid, phospho, các vitamin D, K, C và một số nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, magie cũng tham gia và tác động ảnh hưởng đến tế bào xương.
 
Một số phương pháp nắn chỉnh răng
Nắn chỉnh răng cửa phòng ngừa: Bao gồm việc giữ gìn các răng và giúp trẻ bỏ các tật xấu để tránh các lệch lạc răng do các nguyên nhân nêu trên gây nên.
 
Nắn chỉnh răng cửa can thiệp: Ngoài việc giúp cho các bệnh nhân loại bỏ thói quen xấu gây lệch lạc cho răng, thì nhổ các răng sữa có hướng dẫn để tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn trên cung hàm cũng rất quan trọng. Các răng sữa về sau sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn và ở những thời điểm khác nhau kéo dài từ khoảng 6-12 tuổi. Tuy nhiên, chúng ta không nên để răng sữa bị mất sớm vì không những làm cho trẻ khó ăn nhai, ảnh hưởng đến phát âm, tâm lý mặc cảm mà còn gây sai lạc sự tiếp khớp của hai hàm răng vĩnh viễn sau này vì mất răng sữa sẽ mất sự giữ khoảng không gian cho răng vĩnh viễn. Khi răng đến tuổi thay và lung lay hoặc chưa đến tuổi thay nhưng răng vĩnh viễn mọc lệch ngay cạnh thì cần đưa trẻ đi khám để nhổ răng có hướng dẫn.
Nắn chỉnh răng còn giúp cho việc điều trị các bệnh nha chu và phục hồi những răng đã mất. Nắn hàm loại này thường chỉ kéo dài dưới 6 tháng và chỉ sắp xếp lại cho ngay ngắn từng đoạn của cung răng. Răng sau khi được nắn chỉnh sẽ đều, ngay ngắn, chức năng nhai tốt hơn và phòng ngừa được bệnh nha chu.
 
Các khí cụ trong nắn chỉnh răng
Nắn chỉnh răng dùng khí cụ tháo lắp: Là khí cụ mà bệnh nhân có thể tự tháo ra và mang vào miệng dễ dàng. Thuận lợi của loại khí cụ này là trẻ có thể tháo ra theo ý muốn nên dễ được chấp nhận. Khí cụ thích hợp với những trường hợp ở giai đoạn xương hàm đang phát triển và chi phí thấp.
Bất lợi của loại khí cụ này là kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thái độ hợp tác của bệnh nhân vì chỉ có tác dụng khi mang vào miệng. Khí cụ này không điều chỉnh được những răng phức tạp.
Do những bất lợi này, khí cụ tháo lắp thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị và sau thường được thay thế bằng khí cụ cố định.
Nắn chỉnh răng dùng khí cụ cố định: Khí cụ này được gắn chặt lên răng và có rất nhiều ưu điểm: kết quả điều trị ít phụ thuộc vào bệnh nhân, điều trị cho hiệu quả tốt đối với những trường hợp răng lệch lạc phức tạp. Khí cụ cố định được gắn lên mặt ngoài của răng (mắc cài) nếu bằng kim loại thì sẽ có màu kém thẩm mỹ nhưng hiện nay đã có mắc cài sứ, composit có màu như men răng nên khi mang sẽ đẹp hơn. Sau khi các răng đều ngay ngắn thì khí cụ này sẽ được tháo ra. Tuy nhiên nhược điểm của điều trị bằng khí cụ cố định là chi phí cao.
Hiện nay hai loại khí cụ này được dùng phổ biến để nắn chỉnh răng cửa và mang lại nhiều hiệu quả rất tốt, ngoài ra còn có khí cụ tháo lắp chuyên dụng để giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sự ngay ngắn của răng. Trong mọi trường hợp, khi nắn răng bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ đều đặn để được khám lại và theo dõi thường xuyên.
Thời gian nắn chỉnh răng cửa tùy thuộc vào tình trạng khấp khểnh và lứa tuổi, trung bình kéo dài 12-36 tháng.
 
Tuổi nào nắn chỉnh răng là tốt nhất?
Lứa tuổi tốt nhất để nắn chỉnh răng là 12-16 tuổi, đây là giai đoạn có thể thực hiện nắn chỉnh răng một cách toàn diện. Tuy nhiên nắn chỉnh răng cửa phòng ngừa cần thực hiện rất sớm ngay khi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (6-7 tuổi) để điều chỉnh cho hàm răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn và đều hơn, giúp cho việc nắn chỉnh toàn diện ở lứa tuổi đã thay hết răng sữa (khoảng 12 tuổi) trở nên dễ dàng. Ở lứa tuổi lớn hơn (trên 16 tuổi) tuy khó hơn nhưng việc nắn chỉnh răng vẫn đạt kết quả tốt và thường thích hợp với loại khí cụ cố định.

Chỉnh Răng Không Cần Đeo Mắc Cài

Invisalign®là phương pháp chỉnh răng không cần đeo mắc cài , Sử dụng một loạt khay  trong suốt có thể tháo ra được để chỉnh răng mà không cần đến dây và mắc cài kim loại. Vì vậykhông nhìn thấy được.
Invisalign® được thực hiện như thế nào?
Nhờ công nghệ 3D mô phỏng toàn bộ quá trình điều trị, Invisalign giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Từ đó, Công ty Align Technology tại Mỹ sẽ sản xuất ra một bộ gồm nhiều khay thích hợp cho từng bệnh nhân. Bạn sẽ mang mỗi khay 2 tuần rồi chuyển qua khay mới, răng của bạn sẽ di chuyển dần cho đến khi đạt kết quả như mong muốn. và chỉ tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.Bạn thay khay này bằng bộ khay kế tiếp trong loạt khay, răng của bạn sẽ từng tí từng tí, từ tuần này qua tuần khác cho đến khi răng của bạn được nắn chỉnh đến vị trí như mong đợi và đến nha sỹ để kiểm tra định kỳ thường khoảng 6 tuần 1 lần để bảo đảm việc điều trị.




Lợi điểm của Invisalign®
Phương pháp này giúp bạn có nụ cười tự tin suốt thời gian điều trị và bạn sẽ nhận thấy răng đều hơn mỗi ngày. Thay khay 2 tuần một lần và răng sẽ di chuyển từng chút một cho đến khi đạt được nụ cười bạn ao ước. Bạn có thể tháo khay để thưởng thức các món ăn ưa thích cũng như chải răng và dùng chỉ nha khoa dễ dàng để bảo vệ răng và nướu. Sự kết hợp đặc tính trong suốt và tháo lắp của phương pháp này giúp bạn có được cảm giác thoải mái như không hề có khí cụ chỉnh nha trong miệng. Phương pháp này được chứng minh đã mang lại kết quả tốt trong nghiên cứu lâm sàng và điều trị chỉnh nha khắp thế giới. Những bệnh nhân với các kiểu răng lệch lạc khác nhau được điều trị rất ít khi phải nhổ răng.
Thời gian và chi phí điều trị Invisalign®
- Thời gian và chi phí điều trị tùy vào mức độ khó của từng trường hợp cụ thể, thời gian trung bình khoảng 12-24 tháng, nha sĩ của bạn sẽ xác định thời gian cần thiết là bao lâu sau khi thiết lập kế hoạch điều trị cụ thể

Implant - Thành tựu mới của nền Nha khoa hiện đại

Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật - công nghệ trong vài thập niên gần đây, ngành nha khoa hiện đại đã có những nghiên cứu ứng dụng và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc phát minh ra vật liệu mới, phương pháp điều trị và phục hình mới.
ần đây nhất đó là kỹ thuật cấy ghép Implant vào xương hàm để hỗ trợ cho việc phục hình răng giả một cách chắc chắn hơn, thẩm mỹ hơn và không phải mài các răng kế bên khi cần làm phục hình.
Nói một cách khác, Implant - mở ra một hướng điều trị mới, thêm sự chọn lựa tối ưu nếu chẳng may chúng ta bị mất một hay nhiều răng.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Press Release Distribution